Vệ sinh máy hút mùi luôn là một vấn đề khiến các chị em lo ngại, nhưng nếu không thường xuyên vệ sinh thì hiệu quả hoạt động của máy sẽ không cao. Bạn đang tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề này? Hãy cùng tham khảo một số kinh nghiệm của các chuyên gia và đầu bếp khi nhắc đến vệ sinh máy hút mùi để công việc này không còn là nỗi lo của bạn nhé.
1. Vệ sinh ngay sau khi nấu ăn
Quá trình nấu ăn nhanh chóng sản sinh ra dầu, mỡ, mùi thức ăn cũng như khói bụi. Và nhiệm vụ của máy hút mùi đó là hút và làm sạch không khí. Hiển nhiên, mùi và khói bụi sẽ được đẩy ra ngoài theo ống khói hoặc khử bằng than hoạt tính, còn dầu mỡ vẫn sẽ được giữ ở phần lưới lọc của máy. Nếu một thời gian không vệ sinh, dầu mỡ bám két lại rất khó để lau chùi, chính vì vậy ngay sau khi nấu ăn bạn nên vệ sinh qua máy hút mùi, công việc này vừa giúp máy được sạch, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ.
Vệ sinh máy hút mùi ngay sau khi nấu ăn
2. Vệ sinh định kỳ máy hút mùi
Tùy theo tần suất sử dụng của mỗi gia đình mà thời gian vệ sinh định kỳ của máy là khác nhau, trung bình từ 1 đến 2 tháng/ lần nhưng công việc này là thiết yếu để có thể đảm bảo độ bền, tính thẩm mỹ cũng như đảm bảo hiệu quả làm việc của máy.
Vệ sinh lưới lọc máy hút mùi định kỳ 2 tháng/lần
Bạn có thể tham khảo thêm: Cách để kéo dài tuổi thọ máy hút mùi
3. Thay than hoạt tính 6 tháng/ lần
Hiện nay, máy hút mùi được thiết kế hoạt động theo 2 cơ chế: máy hút mùi có ống thoát ( hút và đẩy mùi thức ăn, khói bụi ra ngoài môi trường) và máy hút mùi không ống thoát ( hút và khử mùi, khói bụi trực tiếp trong máy thông qua than hoạt tính, không đẩy ra ngoài môi trường). Đối với máy hút mùi không ống thoát, bạn nên thay hệ thống than hoạt tính định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo máy hoạt động hiệu quả nhất.
Thay than hoạt tính định kỳ
4. Không lạm dụng công suất cao nhất của máy hút mùi
Mùi thức ăn không sinh ra ngay khi bạn bắt đầu nấu ăn, chính vì vậy người sử dụng thường xuyên đợi không gian bếp trở nên bí bách mới bắt đầu bật máy hút mùi với công suất cao nhất để làm sạch không khí. Tưởng chừng như vô hại nhưng nếu hoạt động này xảy ra thường xuyên sẽ khiến động cơ máy bị sốc dẫn tới nhanh hỏng. Vì vậy, để đảm bảo độ bền của máy, bạn nên bật máy ngay khi bắt đầu nấu ăn từ công suất nhỏ và tăng dần công suất tới trung bình hoặc cao nếu không gian quá bí bách.
Không lạm dụng tốc độ cao của máy hút mùi
5. Mở cửa sổ khi nấu ăn
Hãy tận dụng tối đa nếu căn bếp của bạn có cửa sổ. Mở cửa sổ khi nấu ăn giúp làm loãng bầu không khí của không gian bếp góp phần giảm tải hoạt động của máy hút mùi, khi đó, việc của máy chỉ còn là diệt vi khuẩn thông qua hệ thống than hoạt tính và lấy đi dầu ăn, chất bẩn trong không khí.
Cửa sổ có chức năng hỗ trợ máy hút mùi
Trên đây là một số kinh nghiệm vệ sinh máy hút mùi của các chuyên gia cùng các đầu bếp chia sẻ, hy vọng với những kinh nghiệm này bạn sẽ không tốn quá nhiều thời gian và công sức cho việc vệ sinh máy hút mùi.