Bếp lửa hồng ấm áp tình xưa

Ngày đăng: 09:54 13/07/2019

“ Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”

Đó là những lời thốt lên niềm trân trọng, biết ơn, chợt nhận ra rằng một vật tưởng như rất đơn sơ nhưng lại ẩn náu biết bao điều diệu kì. Chính là chiếc “ Bếp lửa”. Là một trong những câu thơ của bài thơ “ Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt. Bài thơ có tên là "Bếp lửa" nhưng một điều dễ nhận thấy là hình ảnh đầy sức gợi ý được gợi cảm hứng từ người bà. Hay nói cách khác, bếp lửa trong kí ức nhà thơ được nhóm lên từ đôi tay của bà: sáng sáng chiều chiều bà nhen bếp lửa thổi gạo, nấu cơm một tay tảo tần nuôi cháu. Bởi thế, hình ảnh bếp lửa bập bùng trong bài thơ để hình ảnh thiêng liêng ấy gắn bó mật thiết với hình ảnh của bà. Nhắc về bà là nhớ về bếp lửa và nhớ về bếp lửa là nhớ về bà. "Bếp lửa" là bài ca về tình bà cháu ấm áp, cảm động. Đó là hình ảnh ẩn dụ của chiếc bếp lửa trong bài thơ của tác giả Bằng Việt có thể cho ta thấy bếp lửa là một hình ảnh rất đỗi thân quen với mọi người dân Việt Nam. Hình ảnh đó gắn liền với tuổi thơ với những người thân trong gia đình.

 

Kết quả hình ảnh cho ảnh bếp lửa

Hình ảnh " Bếp lửa"

Đối với những dân tộc thiểu số ở Việt Nam bếp lửa không chỉ đơn thuần dùng để nấu ăn nhóm lửa mà nó còn mang một ý nghĩa thiêng liêng hơn đó là đại diện cho văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng dân tộc. Bếp lửa trong mỗi gia đình đồng bào dân tộc chiếm một vị trí rất quan trọng trong tập tục sinh hoạt, đời sống tâm linh.Đồng bào các dân tộc vùng cao thường cho rằng: mọi vật đều có linh hồn, có thần lửa, thần bếp. Mỗi bếp lửa có thể đặt ở những vị trí khác nhau, nhưng đều có những quy định, những điều kiêng kỵ hết sức nghiêm ngặt. Đối với đồng báo dân tộc Mông miền núi phía Bắc, bếp lửa chính là hiện thân của vị thần đem lại sự hồi sinh, bảo vệ cuộc sống gia đình. Đối với mỗi gia đình dân tộc Khơ Mú ở Nghệ An, những chiếc bếp lửa trong nhà sàn cũng là hiện thân của Thần Lửa, biểu trưng cho sự sống và hồi sinh. Đối với người Hà Nhì, dân tộc ở miền núi cao phía Bắc ngày nay vẫn giữ tục thờ thần bếp. Ở bếp lửa gian chính, người Hà Nhì thường đặt một hòn đá thiêng, coi đây là hiện thân của vị thần bếp trông coi sự ấm êm đời sống cả gia đình. Còn trong đời sống tâm linh và sinh hoạt của đồng bào các dân tộc ở khu vực Tây Nguyên như: Êđê, Bana, M’nông... lửa và bếp lửa cũng luôn đóng vai trò quan trọng. Thần Lửa có mặt trong mọi lễ hội của mọi gia đình như lễ mừng thọ, đón mừng năm mới, cúng lúa mới.Trong những ngày lễ hội, lửa nổi lên, trong tiếng cồng, chiêng, mọi người cùng nhảy múa xung quanh ánh lửa bập bùng. Bên bếp lửa ở nhà rông, già làng hát kể sử thi, người trẻ học những câu chuyện cuộc đời

 

Kết quả hình ảnh cho bếp lửa dân tộc

" Bếp lửa" mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng

Còn ở nông thôn, vì nhiên liệu đun nấu thô sơ, vật dụng bề bộn và cũng do thói quen nên bếp thường được bố trí tách ra khỏi nhà chính - nơi có gian thờ tổ tiên và tiếp khách. Đa số vật dụng trong bếp đều nhỏ nhắn, thiết thực, tận dụng tối đa những nguyên liệu sẵn có như sọ dừa dùng múc nước, ống đũa làm từ thân tre. Các loại bếp cũng hết sức phong phú. Tùy điều kiện của từng địa phương mà người dân sử dụng nhiều loại chất đốt khác nhau nên có nhiều loại bếp như bếp rạ, bếp củi, bếp trấu, bếp than, bếp mạt cưa…Mùi khói nghi ngút bốc lên cùng ngọn lửa hồng ấm áp tạo cảm giác vô cùng ấm cúng khi các bà các mẹ vào bếp nấu ăn. Đặc biệt cái cảm giác con cháu quây quần ngồi xung quang nhìn ông bà nấu nồi bánh chưng ngày Tết thì ấm áp chứa đựng tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng. Thường khi ninh bánh chưng người ta thường ninh bằng bếp củi mùi khói thơm thơm từ gỗ, ánh sáng màu hồng bập bùng của ngon lửa bay lên. Bây giờ khi cuộc sống hiện đại con người cũng trở nên hối hả hơn thì tết nhất không phải nhà nào cũng có thời gian ninh bánh chưng nữa nên dần mất đi cái không khí gia đình ngồi quây quần bên nồi bánh chưng mỗi dịp tết đến xuân về.

Ở thành thị nhịp sống nhanh hơn, hối hả hơn và không gian dần thu hẹp đi cũng như quá bận rộn với công việc nên con người dần không còn thời gian cho những chiếc bếp lửa nữa. Ở đây bếp gas, bếp từ, bếp điện được coi là  là những lựa chọn khả dĩ và hợp lý hơn bởi những tính năng cũng như công suất nấu và tiết kiệm được thời gian nấu nướng hơn hẳn so với bếp lửa. Mang theo sự ấm áp và những ý nghĩa thiêng liêng tuy nhiên bếp lửa cũng có rất nhiều vấn đề đó là dễ cháy nổ, nóng lực, bất tiện và kèm theo cả khói bụi gây ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sức khỏe của gia đình bạn…Trong khi bếp từ, bếp điện từ lại khắc phục được gần như tất cả mọi nhược điểm của bếp lửa giúp căn bếp nhà bạn trở nên sang trọng, hiện đại và tiện nghi hơn. Mặc dù vậy, đối với những con người sống xa quê hương để ra thành thị sinh sống hoặc những thế hệ lớn lên và già đi qua những ngọn lửa hồng thì gần như không gì có thể thay thế được. Nó không chỉ là những ngọn lửa đơn thuần mà nó còn là kỉ niêm gắn bó với cả tuổi thơ, là những tình cảm thiêng liêng với gia đình, làng xóm, bạn bè…